Nói gì khi không biết nói gì?
Bạn cảm thấy bối rối trong một cuộc họp, không biết nên nói gì khi đến lượt mình?
Đôi khi, suy nghĩ “mình không có gì để nói” khiến bạn lo lắng, thậm chí sợ hãi khi phải đối mặt với những câu hỏi hoặc phải chia sẻ ý kiến trước mọi người.
3 công thức giao tiếp dưới đây để tự tin bắt đầu câu chuyện khi bạn có suy nghĩ “nói gì không biết nói gì”.
1. Chia sẻ về bản thân trước, hỏi về người đối diện sau
Mô tả: Bắt đầu bằng việc chia sẻ một chút về bản thân bạn để tạo không khí thân thiện, sau đó nhẹ nhàng đặt câu hỏi về người đối diện.
Ví dụ: “Hôm nay tôi vừa thử một món ăn mới rất thú vị. Bạn có thích nấu ăn không?”
2. Quá khứ, hiện tại, tương lai
Mô tả: Khi thảo luận một vấn đề, bạn có thể trình bày theo mạch thời gian: bắt đầu bằng trải nghiệm hoặc tình huống trong quá khứ, chuyển sang thực trạng hiện tại và kết thúc bằng kỳ vọng hoặc kế hoạch cho tương lai.
Ví dụ: “Lúc trước tôi gặp nhiều khó khăn trong việc học tiếng Anh, nhưng giờ đã cải thiện rất nhiều và trong tương lai tôi dự định tham gia một khóa học nâng cao.”
3. Vấn đề, mong muốn, giải pháp
Công thức này hữu ích khi bạn muốn thảo luận hoặc giải quyết một vấn đề. Bắt đầu bằng việc xác định vấn đề hiện tại, sau đó nêu lên mong muốn hoặc mục tiêu bạn muốn đạt được, cuối cùng là đề xuất giải pháp.
Ví dụ: “Hiện tại tôi gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian học, mong muốn của tôi là có thể duy trì việc học đều đặn, nên tôi đang cân nhắc áp dụng phương pháp quản lý thời gian hiệu quả hơn.”
Bonus: 2 công thức rèn luyện thông minh cảm xúc trong giao tiếp xóa bỏ thói quen cũ “nói gì khi không biết nói gì”
1. Ghi nhận, đồng cảm, mở rộng vấn đề
Mô tả: Đầu tiên, bạn hãy ghi nhận những gì người đối diện đã nói, thể hiện sự đồng cảm với họ, và sau đó mở rộng vấn đề để dẫn dắt cuộc trò chuyện sang những khía cạnh khác.
Ví dụ: “Tôi hoàn toàn hiểu cảm giác của bạn khi đối mặt với áp lực công việc. Tôi cũng từng trải qua tình trạng tương tự, và tôi thấy rằng tập trung vào việc phân chia công việc hợp lý thật sự giúp ích rất nhiều.”
2. Khen ngợi, hỏi sâu, cùng suy nghĩ
Mô tả: Bắt đầu bằng lời khen ngợi chân thành về một điều gì đó liên quan đến người đối diện, sau đó hỏi sâu về quan điểm hoặc trải nghiệm của họ, và cuối cùng là cùng suy nghĩ về cách cải thiện hoặc phát triển vấn đề đó.
Ví dụ: “Tôi rất ấn tượng với cách bạn giải quyết tình huống khó vừa rồi. Bạn có thể chia sẻ thêm về cách bạn lên kế hoạch cho việc này không? Có lẽ chúng ta có thể cùng nhau tìm ra một cách tiếp cận tốt hơn nữa.”
Trên đây chỉ là vài gợi ý giúp bạn vượt qua câu hỏi “nói gì khi không biết nói gì?” để bạn có thể ứng dụng trong quá trình giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt. Hãy áp dụng nó để đạt được MỤC TIÊU giao tiếp của mình.
Còn nếu bạn gặp khó khăn trong việc phản xạ trong giao tiếp bằng tiếng Anh thì:
Khóa học “7 ngày ĐỘT PHÁ PHẢN XẠ TIẾNG ANH” sẽ giúp bạn.
✨ Hình thức học: Online qua Zoom
🗓 Thời gian học: 3 buổi học cùng HLV Trần Gia Thông và các ngày còn lại thực hành linh hoạt theo kế hoạch học tập.
Các bước đăng ký tham gia:
Bước 1: Điền đơn đăng ký
Bước 2: Nhận cuộc gọi xác nhận từ BTC
Bước 3: Vào nhận lớp và bắt đầu buổi học đầu tiên
(*) Khóa học trị giá tương đương 1.850.000đ được tặng MIỄN PHÍ cho 59 thành viên đầu tiên. Hiện tại chỉ còn 5 chỗ trống.
(*) Lớp học giới hạn số lượng nên thông qua cuộc gọi xác nhận, thành viên BTC sẽ sắp xếp lớp cho bạn.
(*) Học 3 buổi Online cùng Huấn luyện viên Trần Gia Thông – các ngày còn lại mỗi ngày thực hành linh hoạt 30 phút theo STUDY PLAN (Kế hoạch học tập)