Hội nhập nên việc chúng ta giao tiếp, làm việc bằng tiếng Anh ngày càng phổ biên hơn, nhưng trong các cuộc họp với nhiều quốc gia, bạn có thể nghe hiểu tiếng Anh của đồng nghiệp người Việt, vậy mà chỉ hiểu được rất ít tiếng Anh của người nước ngoài. Vậy làm sao để nghe hiểu tiếng Anh của người nước ngoài? Bài viết này J&K English giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh của bạn.
5 lý do khiến bạn không thể nghe hiểu tiếng Anh người nước ngoài nói gì.
Trong 4 kỹ năng tiếng Anh thì NGHE là kỹ năng hỗ trợ nhiều nhất cho việc nói và giao tiếp. Nhưng có 5 lỗi mà phần lớn người học tiếng Anh vấp phải khi luyện nghe. J&K English sẽ phân tích cho bạn 5 lỗi sai thường gặp khiến bạn không thể nghe hiểu người nước ngoài.
1/ Không bắt được các “key word”
Có phải bạn từng: nghe một từ mới và không hiểu nghĩa của từ đó rồi “mất dấu” rồi quay lại không biết mình đang nghe gì. Phần lớn các bạn nghe và tập trung vào mỗi từ. Và trong quá trình đó “não” của bạn xử lý – dịch nghĩa từng từ vựng.
❗️ Đừng cố gắng nghe hết tất cả các từ. Khi bạn nghe trong giao tiếp – hãy tập trung vào nội dung chính
Những từ quan trọng như: danh từ, tính từ và động từ mang tính chủ chốt trong nội dung. Người nước ngoài thường nhấn mạnh các “Content word” – những từ định hình nghĩa của câu. Content word thường là: danh từ, động từ chính, tính từ.
Bạn cần biết quy tắc word stress (nhấn từ) và sentence stress (nhấn trong câu) để thực hành và áp dụng khi nghe tiếng Anh.
2/ Không quen với cách cụm từ của người nước ngoài
Người nước ngoài thường nói theo từng cụm
Ví dụ: I want to go to the Market = I wanna go to the market.
Bạn có thể học và thực hành sử dụng những cụm từ phổ biến. “Popular chunk in English” – bạn tìm kiếm trên Google nhé.
3/ Người nước ngoài không phát âm đúng những từ cấu trúc (functioning words) như “to”, “for”, “a”,…
Functioning words: những từ đóng vai trò chức năng và không tác động nhiều đến nghĩa của câu.
Nhưng functioning words:
– To be verbs (am/is/are…)
– Preposition – giới từ (to, for,…)
– Modal verbs – động từ khiếm khuyết (would, can,…) – khi dùng ở nghĩa phủ định, thì sẽ được nhấn mạnh (cannot, shouldn’t,…)
….
4/ Viết tắt trong tiếng Anh (Contraction)
Người nước ngoài muốn nói nhanh nên thường sử dụng những dạng tắt.
I will = I’ll
You are = You’re
I am going to = I’m gonna
Bạn có thể tìm hiểu thêm với “Popular contraction in English” và đừng quên áp dụng thực hành.
5/ Người nước ngoài đọc nối (Linking word/ Connected speech)
Khi bạn phát âm tốt từng từ thì bạn sẽ có khả năng nghe được những “từ nối”.
Vậy nên học phát âm là nền tảng vô cùng quan trong nếu bạn muốn nâng cao phản xạ nghe – nói của mình.
Nghe hiểu tiếng Anh người nước ngoài không dễ cũng không khó
1/ Rèn luyện thói quen nghe tiếng Anh để bản thân cảm thấy thoải mái khi nghe
Để nghe hiểu tiếng Anh tốt hơn, bạn cần biến việc nghe thành thói quen hàng ngày, giống như nghe nhạc hoặc xem phim. Hãy bắt đầu với những nội dung mà bạn yêu thích, như podcast, video YouTube, hoặc phim có phụ đề, để giúp bản thân làm quen với ngữ điệu và cách phát âm của người bản ngữ. Khi nghe một cách tự nhiên và không áp lực, bạn sẽ cảm thấy việc nghe tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn, giống như khi nghe tiếng mẹ đẻ.
2/ Dành thời gian để đọc script và phân tích những từ/cụm từ mình chưa nghe được
Khi nghe một đoạn audio hoặc video mà bạn gặp khó khăn, hãy dành thời gian đọc lại script của nó. Việc này sẽ giúp bạn biết chính xác mình đã bỏ lỡ những từ hoặc cụm từ nào và hiểu được lý do tại sao. Có thể do từ vựng đó mới hoặc do cách phát âm quá khác biệt với những gì bạn từng học. Đừng ngại ghi chú lại những từ này và phân tích chúng cẩn thận để làm quen với ngữ âm, ngữ điệu và bối cảnh sử dụng của chúng.
3/ Luyện phát âm từ/cụm chưa nghe được, nhại lại liên tục và ứng dụng vào quá trình thực hành nói tiếng Anh
Một khi đã xác định được những từ hoặc cụm từ mình chưa nghe được, việc luyện phát âm sẽ là bước quan trọng tiếp theo. Hãy luyện tập phát âm chính xác những từ này bằng cách nghe lại cách người bản ngữ phát âm và nhại lại liên tục. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng phát âm mà còn giúp bạn nhận diện tốt hơn khi nghe. Sau đó, hãy cố gắng áp dụng những từ này vào các câu hội thoại của riêng bạn, điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ và sử dụng chúng tự nhiên hơn khi giao tiếp.
Lưu ý: Không phải video, audio tiếng Anh nào cũng phù hợp để bạn luyện nghe
Một video quá dễ hoặc quá dài (từ 15 phút trở lên) không phù hợp với mục tiêu luyện nghe để luyện ngữ điệu.
Một video quá khó không phù hợp để bạn luyện nghe để tăng phản xạ vì dễ khiến bạn nản khi có quá nhiều từ vựng khó.
Vậy nên hãy làm bước 1 thật kỹ để lựa chọn tài liệu phù hợp với mình.
Cách chọn tài liệu luyện nghe tiếng Anh
Nếu bạn mong muốn:
- Được truy cập vào thư viện J&K với hơn 100 video luyện nghe theo từng cấp độ dồi dào, chất lượng
- Giải quyết được những vấn đề thường gặp khi nghe
- Có môi trường cùng luyện tập nâng cao trình độ
- Được đồng hành, feedback và dẫn dắt trực tiếp bởi giáo viên có nhiều kinh nghiệm học tập và làm việc với người nước ngoài
Thì khóa “Khóa luyện nghe căn bản – Extensive Listening“ dành cho bạn
> Hiệu quả CHỈ TRONG 45 NGÀY<<
Happy Class luôn sẵn sàng lắng nghe những khó khăn của bạn và hướng dẫn bạn cách xác định lộ trình học tiếng Anh phù hợp với bản thân. Liên hệ hotline: 078.849.1849 để được tư vấn.