Cách để “Vượt Lười” thành công

“Lười” là một trong những cản trở lớn nhất đối với đa số các bạn học tiếng Anh. Vậy làm thế nào để “vượt lười” thành công? Bài viết này sẽ chia sẻ một số phương thức hữu ích, tóm tắt từ chia sẻ của HLV tiếng Anh Trần Gia Thông trong chương trình Happy English.

Trước khi “vượt lười” bạn phải hiểu cơ chế của “sự lười” bởi lẽ nếu không nắm chắc vấn đề bạn có thể gây hại đến cơ thể, tâm lý của mình. Cần hiểu rõ trạng thái nào là lười tiêu cực, trạng thái nào là lười tích cực.

CƠ CHẾ CỦA SỰ LƯỜI:

– Trạng thái lười tích cực của cơ thể:

Trạng thái cơ thể không khỏe và cần tiết kiệm năng lượng. Sự lười sẽ giúp cơ thể điều tiết để vượt qua cơn bệnh, cơn mệt mỏi.

– Trạng thái lười tiêu cực:

Lười vì dành thời gian làm một việc khác không tạo ra giá trị.

Ví dụ: “Lười ăn”

– Sẽ là trường hợp tích cực khi trước đó bạn ăn quá nhiều và cơ thể cần thời gian tiêu hóa nên tạo ra cảm giác không thèm ăn – lười ăn.
– Trường hợp tiêu cực khi bạn tập trung vào một việc gì đó không có giá trị (xem phim, lướt Facebook,..) và cơ thể qua đi cơn đói và bạn không cảm thấy cần ăn.

Cấu tạo bộ não:

– Lớp não bò sát: Các cơ chế duy trì bản năng sống của con người – giữ cho cơ thể an toàn và thoải mái (không tạo ra mục tiêu, giá trị sống)
– Lớp não thú (não giữa): Nhận diện về mặt cảm xúc
– Lớp não người: Cơ chế hiểu biết, lý luận tưởng tượng, lý luận

Tín hiệu lười phát ra phát ra đến từ lớp não bò sát còn mục tiêu, lý tưởng xuất phát từ lớp não người.

Ví dụ: Bạn biết lợi ích của việc dậy sớm, bạn lên kế hoạch mục tiêu để dậy sớm. Nhưng khi báo thức vang lên, lớp não bò sát sẽ bảo vệ bạn an toàn, thoải mái – tắt báo thức và ngủ tiếp. Đây là lý do vì sao bạn thất bại khi xây dựng các thói quen.

VƯỢT LƯỜI

Khi bạn đã hiểu về sự lười, bạn sẽ biết cách để lên kế hoạch phù hợp với cơ chế hoạt động của não.

Lớp não bò sát sợ bị tấn công, sợ bị biến động nên bạn phải tiếp cận từ từ bằng cách chia nhỏ mục tiêu của mình.

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu thức dậy lúc 5h30 trong khi thói quen của bạn là ngủ đến 8h00 sáng. Vậy bạn chia nhỏ thức dậy 7h30 khi quen với 7h30 thì thức dậy lúc 7h00 và tương tự dậy sớm hơn nhưng cơ thể vẫn sẽ tiếp nhận.

Động lực bản chất là dopamine (hormone hạnh phúc). Khi bạn được khen thưởng hormone dopamine trong bạn sẽ tăng lên làm bạn hưng phấn, có động lực và ngược lại khi bạn bị chỉ trích, bị phạt dopamin sụt giảm và làm giảm động lực của bạn. Khi chưa có thì cần dopamin nhưng khi đã có bạn phải ý thức hiện tượng “nghiện động lực”: Được khen thưởng mới làm, gặp khó khăn quá thì bỏ cuộc,… Trong quá trình phát triển bạn cần tỉnh thức từng giai đoạn để điều tiết dopamin để phát triển bền vững.

Cơ chế của lớp não bò sát là nỗi sợ. Vậy thì bạn có thể đặt ra những kỷ luật để đạt được mục tiêu của mình. Kỷ luật chỉ có tác dụng ngắn hạn, nhưng về mặt dài hạn bạn có thể sẽ tổn thương.

Bạn sẽ chịu động lực (kéo bạn về phía trước), áp lực (đẩy bạn tiến lên từ phía sau). Tuy nhiên cả động lực và kỷ luật bản chất đều là LỰC để bạn luôn tiến lên phía trước.

Nếu bạn muốn “Vượt lười”, xây dựng thói quen tích cực và nâng cao tiếng Anh của mình, mời bạn tìm hiểu về Happy English – Dự án tiếng Anh cộng đồng miễn phí tại Happy Class TẠI ĐÂY.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 bình luận
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo